Hệ quả sức khỏe Tính dục theo giới

Sự vật hóa tình dục có ảnh hưởng lớn lên sức khỏe tâm lý của nữ giới.[20] Nó ảnh hưởng tiêu cực đến những người phụ nữ trẻ bằng cách tiêm nhiễm vào đầu họ sự xấu hổ, nghi ngờ và lo âu thông qua việc họ kiểm soát cơ thể và quan tâm đến những gì người ngoài có thể nghĩ về cơ thể mình hơn là những gì họ tự cảm nhận.[20] Những tác động này thậm chí có thể dẫn tới những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, chẳng hạn như trầm cảm và rối loạn chức năng tình dục.[20]

Bất bình đẳng giới có thể tạo ra bất bình đẳng về sức khỏe. Ví dụ, phụ nữ sống lâu hơn nam giới nhưng trung bình lại mắc bệnh gấp 5 lần nam giới. Nam giới có tỷ lệ mắc bạo bệnh cao hơn cũng như thường xuyên bị thương hơn.[21]

Quan niệm về tính dục theo giới cũng mang lại những hệ quả sức khỏe trong cộng đồng y tế, khi liên quan đến sự vững chắc về mặt tinh thần và tác động của sức khỏe thể chất. Năm 1984 phẫu thuật vùng kín ra đời chỉ vì lý do thẩm mỹ, và phải đến gần đây vào năm 1998 việc phẫu thuật vùng kín mới được công nhận rộng rãi. Hai thủ tục phẫu thuật như vậy là tạo hình âm đạo và tạo hình môi bé. Phẫu thuật tạo hình âm đạo được sử dụng để "thắt chặt" âm đạo nhằm cải thiện chức năng, và phẫu thuật tạo hình môi bé được sử dụng để "làm đẹp cho âm hộ." Suốt quãng thời gian dài và suốt những ca phẫu thuật này, âm đạo và bộ phận sinh dục nữ là thứ được xem như một vấn đề cần phải sửa nếu nó không được xã hội coi là "hoàn hảo". Những ca phẫu thuật này gây bất an cho phụ nữ, vật hóa họ, và dựng lên một hình ảnh chuẩn hóa cho bộ phận sinh dục của họ. Nữ giới "phải chịu đựng nhiều cảm giác lo lắng về bộ phận sinh dục", và sẽ trải qua những cuộc phẫu thuật vốn tốn kém và nguy hiểm này, nhằm tuân theo các chuẩn mực xã hội và dằn lo âu của họ xuống. Việc theo đuổi "một âm đạo tối ưu" dẫn đến tổn hại sức khỏe của phụ nữ trong nỗ lực uốn bản thân mình theo những trách nhiệm tính dục và ngoại hình được lý tưởng hóa.[22]